Con bọ này vẫn còn nước sơn zin khi xuất xưởng. Nội thất còn nguyên. Chủ nó lôi ra từ trong xó sau một giấc ngủ dài hơn 20 năm. May mà chỗ nó nằm khô ráo, nếu không thì chắc bây giờ chỉ là đống phế liệu. Thời gian không tha ai. Trên thân con bọ này cũng có lốm đốm vàng gỉ sét, nhưng còn được thế này thì khó kiếm ra con thứ hai. Nó được rao bán trên mạng và đã có chủ mới.
Con Bọ 1965 này thực sự sống trong hoàn cảnh đặc biệt. Nước sơn hoàn hảo. Nước crôm sáng bóng. Nội thất mới tinh. Chưa một mối hàn. Giấy tờ đầy đủ. Nó đã chạy được 150 ngàn cây số. Rao bán trên mạng và đã có người mua.
Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được lên dự án xây dựng trong 30 năm (1902-1932) từ thời toàn quyền Doumer và bác sĩ Yersin lập trại nghỉ mát Đà Lạt. Nhưng tới năm 1908 đoạn đường Tháp Chàm-Xóm Gòn mới được thi công.
Những chuyến tàu đầu tiên hoạt động từ năm 1916. Năm 1917 tuyến đường chạy đến Sông Pha (Krong Pha). Năm 1922 xây tuyến Sông Pha tới Trạm Hành (Đơn Dương) và sau đó đến Đà Lạt. Đó là tuyến đường sắt leo núi gồm có đoạn đường mặt bằng và đoạn leo dốc. Năm 1932 thì hoàn tất tuyến Tháp Chàm-Đà Lạt. Toàn tuyến dài 84km. Tàu chạy đến ga chót Đà Lạt không cần trở đầu mà chỉ chạy ngược đầu (tức khoang lái ở phía trước) để đổ dốc về lại ga Tháp Chàm.
(CAO) Từ sáng sớm mờ sương, chủ nhân của những chiếc xe cổ đã cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết chất đầy lên xe. Họ sẽ thực hiện hành trình hơn 200 cây số lên điểm từ thiện ở huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Để giải quyết ứ đọng lưu thông trong thành phố do vận tốc di chuyển không đồng bộ của các phương tiện chuyên chở công cộng. Nằm trong chương trình thay thế các xe ngựa thồ trên đường phố Sài Gòn vào năm 1965, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã ra sắc lệnh khuyến khích những người chạy xe ngựa chuyển qua lái xe Lambro 3 bánh - bằng cách cho học thi miễn phí bằng lái xe do Bộ Công Chánh và Giao Thông tổ chức và cho mua xe Lambro 3 bánh trả góp nhiều kỳ với lải suất nhẹ.
Thử nghiệm trước Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945. Được sản xuất sau khi Pháp quốc phục hồi đất nước, xe Citroën 2 CV đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của dân pháp, vào đúng thời điểm người dân lao động được hưởng thụ những tuần lể nghỉ hè đầu tiên có trả lương, với chiếc xe rẻ tiền và mọi người cùng nhau hướng về phía nam nước Pháp đi tìm những tia nắng ấm của muà hè.
Đông đảo người dân Tp. Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế rất thích thú khi được ngắm nhìn những chiếc xe cổ được trưng bày tại Nhà hát Tp. Hồ Chí Minh. Những chiếc xe này thuộc sở hữu của các hội viên hội xe cổ Tp. Hồ Chí Minh.
Những dòng xe quý hiếm như Peugeot 203 Familiale, Traction Citroen 1953, Mercedes Ponton 190, Volkswagen 1959... khiến cho người xem hoài niệm về một Sài Gòn xưa khi mà các dòng xe này đang thịnh hành ở thời kỳ đó. Những mẫu xe gắn liền với người dân và những giai đoạn chuyển mình theo dòng thời gian như là nhân chứng lịch sử của một thời Sài Gòn.
Trong dòng người qua lại tấp nập của phố phường, dàn xe cổ với những thương hiệu và kiểu dáng khác lại càng nổi bật. Chiếc Volkswagen Kombi Deluxe đời 1959, được thiết kế rất đặc biệt với 23 của kính, hai màu xanh và trắng được trang trí nhiều họa tiết vui mắt hút hồn người xem. Hãng Volkswagen đã chính thức công bố khép lại vòng đời của mẫu xe này. Giờ đây, nó trở thành một thứ hàng hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
(Dân Việt) Xe lam bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm Lambretta của Italia, là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, dành cho người lao động bình dân.
Đây là một loại xe khách hay xe chở hàng
Xe lam là loại xe thùng nhỏ có 3 bánh xe, gồm một cabin cho tài xế ngồi lái phía trước và một thùng xe để chở khách hay chở hàng phía sau. Tên gọi này có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh Lambretta FD (dung tích xy lanh 123 và 150 cc), FLI (175 cc) và sau đó là Lambro 200, 550 (đều 198 cc) của hãng Innocenti, Italy. Các dòng xe này lần lượt được nhập vào miền Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1960 để thay thế xe ngựa thồ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.
Các xe này được nhập ở dạng không đóng thùng, và tuỳ công năng chở người hay chở hàng sẽ được đóng thùng sau khi nhập. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa...), ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có 17.000 chiếc được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Giá một chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng đem lại nhiều lợi nhuận cho người chủ xe. Đặc biệt, sau khi thống nhất năm 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăng hoặc thiếu phụ tùng thay thế không sử dụng được, thì xe lam được dùng làm phương tiện phổ biến rẻ tiền và bước vào thời vàng son.
Lúc đó, chỉ riêng thị xã Biên Hòa, có 6 hợp tác xã xe lam với khoảng 1.000 đầu xe đăng ký chở khách chính thức, với hàng triệu lượt khách mỗi năm, vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như là "thủ phủ xe lam". Sau này, xe được đem ra và phổ biến cả ở miền Bắc Việt Nam, cho đến thế kỷ 21.
Tại Việt Nam, từ năm 2004, sau khi Nghị định 23/2004/NĐ-CP ban hành (Nghị định quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ô tô tải và ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ), xe lam bị hạn chế và từ từ bị cấm hẳn.
Citroen DS từng là chiếc xe tiên tiến nhất trên thế giới. Thậm chí, Rolls-Royce cũng phải bắt chước phong cách nội thất của mẫu xe này để sử dụng trên các dòng xe siêu sang.
Citroen DS, là một mẫu xe bốn cửa, bốn chỗ ngồi của Pháp, sản xuất trong giai đoạn từ 1955 đến 1975. Mẫu xe trong bài viết này là phiên bản Citroen ID19, sản xuất năm 1960.
Trong tiếng Pháp, Citroen DS là một từ chơi chữ, được hiểu là “nữ thần”. Mẫu xe này giới thiệu lần đầu tới công chúng tại Paris Auto Show năm 1955. Nó từng được đánh giá là chiếc xe tiên tiến nhất trên thế giới.
Xe được trang bị hệ thống treo thủy khí nén, được hỗ trợ bởi một máy bơm áp suất lấy năng lượng từ động cơ để nén dầu thủy lực dung tích khoảng 9 lít đạt tới áp suất 2200 psi.
Được xếp vào phân khúc xe sang trọng hạng trung, DS sở hữu chiều dài lên tới 4.826 mm, rộng 1.791 mm và cao 1.464 mm, chiều dài cơ sở lên tới 3.124 mm. Trọng lượng không tải 1.270 kg.
Xe có thể nâng gầm lên tới 25cm thông qua hệ thống thủy lực và đòn bẩy bên trong.
Điểm đặc biệt phía bên trong xe đến từ vô-lăng một chấu khá độc đáo. Xe được dựng trên một bộ khung vững chắc, mui xe được làm bằng nhôm hoặc sợi thủy tinh nhằm tăng khả năng tạo hình, các vòm kính khá rộng khiến ánh sáng vào cabin được nhiều hơn.
Hệ thống chuyển số nhanh nhờ sử dụng ly hợp kép, hệ thống lái được trợ lực, các đĩa phanh rất nhạy cảm với phản ứng từ bàn đạp.
Phiên bản DS 19 sử dụng động cơ 1911 cc, 63 mã lực, 4 xi-lanh thẳng hàng. DS đủ mạnh mẽ để giành chiến thắng trong cuộc đua Monte Carlo Rally và Safari Rally Đông Phi.
Các hàng ghế trên xe tương tự như những chiếc ghế bành trong phòng khách, đây là nội thất tốt nhất trên thế giới vào thời điểm nó ra đời, thậm chí Rolls-Royce đã phải bắt chước kiểu nội thất này vào những năm sau đó trên những chiếc xe siêu sang của họ.
Trong suốt vòng đời của mình, đã có 1.455.746 được sản xuất trên toàn thế giới, bao gồm DS 19, DS 20, DS21 và DS 23, tại Pháp chiếm 1.330.755 chiếc. Thậm chí, tổng thống Pháp là Charle De Gaulle cũng là fan hâm mộ của dòng xe này. Ông từng cho chế tạo một chiếc limousine dựa trên DS để phục vụ việc di chuyển hàng ngày.
Cụm đèn hậu với cản sau mạ chrome sáng loáng, đây là kiểu rất thịnh hành trên những chiếc xe sang trọng thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước.
Mẫu xe này cũng áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến góp phần làm thay đổi ngành công nghiệp xe hơi trên thế giới, chẳng hạn năm 1963, việc sử dụng dầu phanh khiến các hệ thống cao su bị ăn mòn, gây nguy hiểm. Hãng Citroen đã thay thế bằng một loại chất lỏng màu xanh lá cây không ăn mòn cao su.
Chiếc xe trong bài viết này đã được phục dựng từ một chiếc ID19 cũ, chủ nhân cố gắng giữ lại nhiều chi tiết nguyên bản. Tuy nhiên, DS cũng gặp khá nhiều vấn đề khi sử dụng, dễ chết máy và tìm phụ tùng thay thế cực kỳ khó khăn. Việc chơi xe cổ không chỉ cần đam mê mà những người chơi còn phải trang bị cho mình những kiến thức uyên thâm về dòng xe mình sở hữu, những bệnh thường gặp để có cách đối phó trong những tình huống bất ngờ.
Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival đờn ca tài tử quốc gia 2014. Đoàn xe khởi hành từ Sài Gòn, qua Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và đích đến là Bạc Liêu.
Nhiều người bảo rằng “chơi xe cổ thì khổ”, điều này nói lên việc sưu tầm hay sở hữu một chiếc xe cổ không phải chuyện giản đơn mà còn là niềm đam mê; một thú chơi đòi hỏi người chơi phải trang bị kiến thức về chiếc xe cổ.
Việc sưu tầm chơi xe ô tô cổ đã có từ lâu, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Khi ấy, chơi xe ô tô cổ phần nhiều là các đối tượng “có điều kiện” muốn sở hữu một hay nhiều chiếc xe cổ để thỏa chí miền đam mê hay muốn tìm về chút “dư âm cũ”. Thế nhưng gần đây, sưu tầm và chơi xe cổ không còn là món chơi xa xỉ hay chỉ dành cho giới nhà giàu mà nó thực sự trở thành thú vui tao nhã cho những ai muốn “hoài cổ”!
Đứng trước một chiếc xe ô tô cổ, dù là loại xe gì tôi luôn bị nó cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhất là những chiếc xế cổ còn “lăn bánh”. Sự kích thích ấy khiến tôi lặn lội từ TP.HCM về cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) để tham gia cùng các thành viên trong CLB Ô tô cổ TP. Bảo Lộc chinh phục những cung đường từ xứ trà Bảo Lộc đi Cao nguyên Lâm Viên về xứ biển Phan Thiết và ngược lại theo cung đường mới, đó là vào dịp mùa hè năm 2014. Cuộc trải nghiệm lần đầu tiên gần 700 km bằng xe ô tô cổ thực sự đã phần nào đáp ứng về tính tò mò cá nhân cũng như thú chơi xe ô tô cổ của những con người ở xứ Trà B’Lao (Bảo Lộc). Kể từ lần chinh phục ấy tôi bắt đầu tìm hiểu về các xế cổ sản xuất từ những thập niên 1945 cho đến 1975, nhất là những chiếc xe ô tô cổ đang lưu hành tại xứ trà B’Lao và Cao nguyên Lâm Viên.
Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn - Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân Sài Gòn vẫn quen miệng gọi là xe “cóc” hoặc "con bọ".
Cụ Trần Mẫn (79 tuổi) một dân gốc Sài Gòn “chính hiệu” cho biết: “Đến giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của chiếc taxi cóc có màu xanh dương và màu vàng kem. Những năm 1960 – 1970, đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe này, ngày đó chỉ có những người giàu có mới sử dụng phương tiện này, vì giá cũng khá đắt đỏ. Sau giải phóng, những chiếc taxi này hầu như bị "tuyệt chủng" không còn xuất hiện trên đường nữa”.
Bến Bạch Đằng ngày ấy, một trong những bãi đậu taxi cóc nổi tiếng của Sài Gòn xưa.